Label Cloud

Sunday, January 21, 2007

Biết chết liền!

Tuổi Trẻ Online - Biết chết liền!


Biết chết liền!

Chúng ta quan sát ba đoạn trao đổi giữa hai người:

1. A: Giáo viên mới dạy thế nào?
    B: Hiểu chết liền!

2. A: Nó giỏi lắm phải không?
    B: Giỏi chết liền!

3. A: Nghe nói bạn sẽ đi du học?
    B: Đi chết liền!

Trong đoạn thứ nhất, câu trả lời của B có nghĩa là: (1b) (Giáo viên mới dạy) không hiểu (được). Trong đoạn thứ hai, câu trả lời của B có nghĩa là: (2b) (Nó) không giỏi. Trong đoạn thứ ba, câu trả lời của B có nghĩa là: (3b) (Tôi sẽ ) không đi du học.

TTCT - Cả ba câu trả lời trên có điểm giống nhau: Nếu lời nói ra trong câu trả lời là "hiểu" thì ý của lời đó là ngược lại: "không hiểu". Nếu lời nói ra trong câu trả lời là "giỏi" thì ý của lời đó là ngược lại: "không giỏi". Nếu lời nói ra trong câu trả lời là "đi" thì ý của lời đó là ngược lại: "không đi".

Trong sách giáo khoa toán 10, có khái niệm về phép qui nạp. Sự giống nhau một cách hệ thống trong ba câu trả lời trên cho chúng ta thực hiện phép qui nạp:

(I) Trong câu trả lời, nếu lời nói ra là "X chết liền!" thì ý của lời đó là "không X"

Trong ngôn ngữ học, "lời nói ra" được gọi là hiển ngôn, còn ý của nó được gọi là hàm ý.

II. Câu hỏi được đặt ra là:

Vì sao hiển ngôn là "X chết liền" có hàm ý "không X"?

Câu trả lời là vì nó tuân theo một phép suy luận logic. Để bạn đọc dễ hình dung ra phép suy luận này, chúng ta sẽ thay X = hiểu mà vẫn không làm mất tính khái quát trong lập luận.

Trong ngôn ngữ học có nguyên lý tiết kiệm ngôn ngữ. Đại để như sau: "Người nói dùng một năng lượng tối thiểu để truyền đi lượng thông tin tối đa". Nguyên lý này cho phép giải thích được nhiều hiện tượng ngữ âm và ngữ pháp. Về ngữ pháp, đó là hiện tượng rút gọn: nếu rút gọn câu chữ mà người nghe vẫn hiểu được đúng ý mình thì người ta sẽ rút gọn. Vận dụng điều này vào câu chúng ta đang quan tâm: "Hiểu chết liền" chính là sự rút gọn của câu: "Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền". Còn "không hiểu" chính là sự rút gọn của câu "Tôi không hiểu". Như vậy, phép suy luận của chúng ta sẽ là:

(Ib)  Từ hiển ngôn

(4) Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền.

Chúng ta sẽ suy ra hàm ý.

(5) Tôi không hiểu.

Đây chính là một phép suy luận toán học. Nói đúng hơn, một phép suy luận logic mà một mệnh đề đã được rút gọn vì nó là hiển nhiên với mọi người.

III. Trong sách đại số 10 có trình bày các phép toán mệnh đề. Từ hai mệnh đề a (= tôi hiểu) và b (= Tôi chết liền), chúng ta có mệnh đề kéo theo a  b (= Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền), ở đó, a là điều kiện đủ của b.

Người ta đã chứng minh được rằng trong mệnh đề kéo theo a  b, thì b là điều kiện cần của a, nghĩa là nếu không có b thì sẽ không có a. Nói cách khác, từ hai điều cho trước gọi là hai tiền đề (a   b và không phải b) sẽ suy ra được điều thứ ba gọi là kết luận (là không phải a). Người ta gọi đó là phép tam đoạn luận, hay là phép suy luận theo điều kiện cần từ phép kéo theo. Nó mang tên modus tollens, viết tắt là MT. Cụ thể là:

(4) Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền (a  b)

(4b) Tôi không chết liền (b)

Vậy thì: (5) "Tôi không hiểu" (a)

Trong thực tế, sẽ không có chuyện "tôi chết liền" một điều hiển nhiên mà cả người nói lẫn người nghe đều ngầm hiểu. Trong giao tiếp thông thường, theo nguyên lý tiết kiệm ngôn ngữ, chẳng cần phải nói ra cái điều hiển nhiên mà trong thực tế ai cũng biết là làm gì.

Thế là người ta lược bỏ câu "tôi chết liền" đi. Từ hai tiền đề trên đây chỉ còn lại tiền đề thứ nhất (= Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền) nhưng chúng ta vẫn suy ra a ( = Tôi không hiểu). Điều này giải thích vì sao câu (4) có hàm ý (5).

Một cách khái quát, câu "X chết liền" có hàm ý "không X". Chỉ cần nói "biết chết liền" mọi người sẽ hiểu là "không biết". Chỉ cần nói "giỏi chết liền" mọi người sẽ hiểu là "không giỏi"...

Xin các bạn lưu ý: cách nói tạo hàm ý (Ib) không mới. Nó có từ rất lâu đời rồi. Người viết hi vọng tới đây các bạn trẻ sẽ nói: Đọc bài này "không hiểu chết liền!".

2 comments:

Anonymous said...

:)) nhi nhảnh wa :">

hỉu chết liền b-)

nhớ Tùng chít liền :"> theo cái hàm ngôn hay gì gì đó :"> tuc là ko nhớ Tùng xì :P

Anonymous said...

dạo này bài viết của tên Gờ ngày càng có chất lượng, tiếp tục như thế này nhé :D

Followers

Blog Archive