ORIENTATION REPORT
Ngành Phần Mềm Việt Nam
Ngành Phần Mềm Việt Nam
Năm 2008, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ở hầu hết mọi mặt của cuộc sống. Qúa trình này giúp cho mọi cá nhân, bất kể màu da, màu cờ, đều có khả năng ngang nhau trong công việc của họ. Tốc độ toàn cầu hoá được đẩy mạnh và lan rộng khắp thế giới với sự góp sức lớn lao của ngành Computing mà trong đó quan trọng nhất là SE - Software Engineering. Toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đã và sẽ phải đương đầu với vô vàn cơ hội và thách thức trong con đường chinh phục và phát triển Công nghiệp Phần mềm.
Cơ hội
Tháng 11 năm 2006, được sự công nhận của thế giới, Việt Nam đặt bước chân đầu tiên của mình trên con đường bước ra thế giới. Ngày 7/11 là dấu mốc quan trọng trong quá trình toàn cầu hoá của Việt Nam. Việc tham gia WTO giúp cho Việt Nam có thêm thị trường mới cho các ngành công nghiệp then chốt của mình, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với thị trường trong nước sẽ gặp không ít khó khăn với sự cạnh tranh từ các nước bạn. Tuy rằng tại thời điểm đó ngành công nghệ thông tin của nước nhà chưa phát triển nhưng đã thu hút được nhiều sự chú ý từ nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn của Mỹ. Trong năm 2006 đã diễn ra nhiều sự kiện CNTT lớn như việc Tỷ phú CNTT Bill Gates tới thăm Việt Nam hay như Intel chọn Việt Nam làm nơi sản xuất chíp lớn nhất thế giới và một sự kiện quan trọng khác nữa là sự ra đời của Đại học FPT. Tất cả là những dấu hiệu khả quan cho tương lai của ngành công nghệ thông tin nói chung và sự phát triển của ngành Phần mềm nói riêng.
Những hy vọng về tương lai từ vài năm trước nay phần nào đã trở thành sự thực. Ngành Công nghiêp phần mềm Việt Nam đang bước vững vàng trên con đường đã định sẵn. Trào lưu OutSourcing đã tiến vào thị trường Việt Nam càng lúc càng sâu và rộng. Các công ty phần mềm liên tục xuất hiện ở khắp các tỉnh thành. Việt Nam sớm trở thành thị trường lớn thứ 4 châu Á về out source sau Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. Ngành này đang mang lại cho Việt Nam gần 300 triệu đô la tương đương với 0.4% tổng GDP cả nước (2007). Một trong những lợi thế của Việt Nam so với thế giới chính là vấn đề nguồn nhân lực. Mỗi năm các Đại học và Cao đẳng của Việt Nam cho "ra lò" hơn 9000 kỹ sư phần mềm. Ông Trần Đoàn Kim, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam cho rằng: “Trong 10 năm tới, Việt Nam chưa thể trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghiệp phần mềm, song hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về Nhân lực phần mềm”.
Tóm lại, ngành công nghiệp phát triển phần mềm của Việt Nam đang có 2 lợi thế lớn. Lợi thế khách quan đó là có được sự hậu thuẫn của các tập đoàn lớn từ Nhật (Hitachi) hay Mỹ (Microsoft, Intel) và lợi thế chủ quan là có nguồn nhân lực dồi dào cho ngành.
Tóm lại, ngành công nghiệp phát triển phần mềm của Việt Nam đang có 2 lợi thế lớn. Lợi thế khách quan đó là có được sự hậu thuẫn của các tập đoàn lớn từ Nhật (Hitachi) hay Mỹ (Microsoft, Intel) và lợi thế chủ quan là có nguồn nhân lực dồi dào cho ngành.
Thách thức
Song hành cùng cơ hội sẽ luôn là các thách thức. Tuy sở hữu trong tay một đội ngũ nhân lực dồi dào nhưng Việt Nam vẫn khó có thể trở thành cường quốc trong ngành Công nghiệp phần mềm này bởi lẽ đội ngũ đó có tay nghề chưa cao, chưa được chuẩn hoá so với các yêu cầu của quốc tế. Mặt khác họ còn có một thiếu hụt rất lớn đó chính là ngoại ngữ. Vì một vài lý do nào đó mà chương trình do bộ giáo dục đưa ra để đào tạo sinh viên IT rất khác so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Muốn thu hẹp khoảng cách đó không phải chuyện ngày một ngày hai. Sinh viên cần những chương trình đào tạo quốc tế để có thể vừa bắt kịp những biến chuyển của công nghệ, vừa nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình. Đại học FPT là đại học đầu tiên bắt tay vào quá trình "làm mới" nguồn nhân sự IT của Việt Nam.
Như anh Lê Ngọc Thạch, trưởng phòng đào tạo của FPT Software HCM có nói: "Một lập trình viên Nhật có thể code 5000 dòng lệnh trong 1 tháng, ở Trung Quốc là 3000 và ở Việt Nam chỉ là 1200 dòng". Rõ ràng chúng ra đã đi sau những cường quốc CNTT vài chục năm, rất khó có thể bắt kịp họ ngay. Cũng có nhiều bạn thắc mắc, tại sao Việt Nam không tự sản xuất phần mềm của riêng mình mà phải gia công cho các nước khác. Việc gia công theo thiết kế của người khác đúng là đánh mất sự sáng tạo của người Việt, nhưng trong tình hình này, khi mà chúng ta còn thua hụt họ một bước dài thì việc làm cùng với họ sẽ dễ dàng hơn là trở thành đối thủ cạnh tranh của họ. Một sinh viên có thể viết được một phần mềm cho riêng mình, nhưng nếu muốn thương mại hoá, liệu anh ta có thể cạnh tranh với những đại gia đi trước, trừ khi ý tưởng của anh ta là cực kỳ mới, chưa từng ai nghĩ ra trước đây. Nhưng khả năng đó vẫn còn rất hiếm hoi.
Nhìn chung nếu muốn trở thành một cường quốc CNTT như Mỹ, Nhật thì Việt Nam còn phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác đào tạo, tuyển dụng. Đồng thời cũng cần thêm nhiều cuộc thi để phát hiện tài năng và gieo mầm sáng tạo cho giới trẻ.
Nhìn chung nếu muốn trở thành một cường quốc CNTT như Mỹ, Nhật thì Việt Nam còn phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác đào tạo, tuyển dụng. Đồng thời cũng cần thêm nhiều cuộc thi để phát hiện tài năng và gieo mầm sáng tạo cho giới trẻ.
Để trở thành một chuyên gia phần mềm giỏi
Như đã đề cập ở trên, với sự kết hợp của nhiều ngành nhỏ như Computer Engineering, Computer Science và Software Engineering, ngành phần mềm hiện nay đòi hỏi cao hơn về trình độ của của nhân viên. Ở các nước trên thế giới, và ngay cả ở Việt Nam, các công ty chỉ tuyển dụng các ứng viên đã có bằng đại học về ngành CNTT hay tương đương, với kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống máy tính và công nghệ. Nhưng ngoài các yếu tố đó ra, một chuyên gia phần mềm vẫn cần khá nhiều kỹ năng khác để có thể "tồn tại và phát triển". Trước tiên vẫn là ngoại ngữ. Ngoại ngữ không riêng gì tiếng Anh mà còn có tiếng Nhật, Pháp thậm chí tiếng Hoa. Các nước đi đầu trong ngành computing đã có riêng cho mình một hệ thống các thuật ngữ máy tính, giúp ích khá lớn trong việc học tập và đào tạo nguồn nhân lực. Là một nước đi sau, nhân lực Việt Nam phải học và sử dụng thành thạo các thuật ngữ đó để có thể giao tiếp tốt với khách hàng cũng như trong chuyên môn.
Chuyên gia phần mềm cũng cần có khả năng làm việc nhóm, khả năng đánh giá, nhìn nhận, dự đoán trước tương lại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Anh ta cũng cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tránh sự thiếu tự tin khi giao dịch với khách hàng hay thuyết trình bảo vệ ý kiến của mình. Người học ngành này cũng cần các kỹ năng sống khác như quản lý thời gian, tiếp thu ý kiến, lãnh đạo... để có thể chịu được áp lực công việc nặng và khối lượng công việc lớn liên tục đồ về. Cũng vì lý do trên mà một chuyên gia phần mềm cũng phải có sức khoẻ tốt, để sau đó có một tinh thần tốt tránh căng thẳng khi làm việc.
Và hơn hết, trước khi có thể trở thành một chuyên gia máy tính thì họ phải trở thành một CON NGƯỜI đúng nghĩa trước. Họ phải trang bị trong mình một đạo đức nghề nghiệp, một tấm lòng nhân hậu, bác ái, trung thực, dũng cảm... Chỉ có thế thì chuyên gia này mới có được sự ủng hộ giúp đỡ từ phía bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới và khách hàng.
Theo cá nhân em, ngành phần mềm Việt nam đang nở rộ. Nhưng đó chỉ là bước đầu của cả một quá trình dài. Rồi chỉ 5-10 năm nữa, cái tên Việt Nam sẽ được biết đến trên bản đồ cường quốc máy tính. Và những thương hiệu như FPT Software, FPT Information System, FPT Elead, TMA, SBI center... sẽ trở nên quen thuộc với cộng đồng thế giới.
Theo cá nhân em, ngành phần mềm Việt nam đang nở rộ. Nhưng đó chỉ là bước đầu của cả một quá trình dài. Rồi chỉ 5-10 năm nữa, cái tên Việt Nam sẽ được biết đến trên bản đồ cường quốc máy tính. Và những thương hiệu như FPT Software, FPT Information System, FPT Elead, TMA, SBI center... sẽ trở nên quen thuộc với cộng đồng thế giới.
Các nguồn tham khảo:
BBCnews
CIA.gov
Vietnamnet
CIA.gov
Vietnamnet
No comments:
Post a Comment