Orientation Report
Tập Đoàn FPT
Financing and Promotion Technology Corp.
Financing and Promotion Technology Corp.
Tổng quan
Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Công nghệ FPT là một công ty Việt Nam chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Công ty có 5 hướng đầu tư cốt lõi gồm: Công nghệ thông tin, viễn thông, phân phối bán lẻ, bất động sản và giáo dục. Trong nhóm ngành CNTT, FPT cung cấp các hệ thống nhúng (embedded system), gia công phần mềm và các dịch vụ liên quan. Trong nhóm ngành viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ truy cập internet, truyền thông đa phương tiện, giải trí trực tuyến và quảng cáo. Về phân phối bán lẻ, FPT chuyên lắp ráp, phân phối và bán lẻ các máy tính hay điện thoại di động. Năm 2006, FPT cũng thành lập trường Đại học FPT với chương trình đào tạo chuyên gia phần mềm nhằm cung ứng cho nhu cầu trong và ngoài công ty. Ngoài ra, FPT còn có các chi nhánh về chứng khoán (FPT Securities), quản lý quỹ (FPT Capital) và ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. Trong tất cả các lĩnh vực đầu tư của mình thì phân phối mang lại 76.24% tổng doanh thu của công ty (31/12/2007).
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm | Sự kiện |
1988 | Tháng 9 năm 1988, 13 nhà khoa học của Việt Nam từ Nga về, dẫn đầu là Trương Gia Bình, đã họ cùng nhau thành lập công ty FPT vào ngày 13/9/1988. Con số 13 ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam thường bị coi là mang lại điềm gở, ít có công ty nào lại chọn một ngày chẳng lành để thành lập công ty. Nhưng ở FPT lại khác, có thể ngày 13 tháng 9 bị xem là một ngày xui xẻo, khó khăn nhất. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc những ngày tiếp theo sẽ may mắn hơn, thuận lợi hơn. Từ ý nghĩ đó, người FPT tin rằng ngay sau ngày thành lập, công ty sẽ có một con đường phát triển thuận lơi hơn. Và sau này, tất cả các công ty thành viên của FPT đều được khai trương vào ngày 13. Thực ra ban đầu FPT là một công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm (Chữ FPT ban đầu là viết tắt của Food-Processing Technology, sau năm 1990 được đổi lại thành Financing and Promotion Technology). FPT lúc đó chủ yếu xuất khẩu lương thực cho khối Đông Âu và Liên Xô. |
1992 | CNTT không phải là ngành kinh doanh chủ đạo của FPT cho đến năm 1992, khi FPT trở thành nhà phân phối chính thức máy tính và máy in Olivetti của Ý. |
1994 | Trở thành nhà phân phối của IBM |
1998 | Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập công ty, FPT đã trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ internet đầu tiên, cùng với NetNam, VDC và SaigonTel. Năm 1998 cũng là một năm ý nghĩa khi mà tại hội nghị Diên Hồng, ban lãnh đạo FPT đồng lòng quyết tâm đi theo con đường xuất khẩu phần mềm với câu khẩu hiệu nổi tiếng “Xuất hay là chết” |
2002 | FPT trở thành công ty cổ phần |
2005 | Trở thành đối tác vàng của Microsoft |
2006 | Năm 2006 là một năm nhiều có nhiều sự kiện về CNTT ở Việt Nam và nổi cộm nhất vẫn là các sự kiện xoay quanh tập đoàn FPT
|
2008 | Khai trương trường Đại học FPT cơ sở TP HCM và tuyển sinh khoá đầu tiên cho cơ sở này. |
Các lĩnh vực thế mạnh, thách thức và chiến lược phát triển
Như đã nói ban đầu, các lĩnh vực như IT, Phân phối, Viễn thông… đang là những hướng đầu từ mũi nhọn của FPT. Trong nhiều năm liền Phân phối chiểm tỉ trọng lớn doanh thu lớn nhất cho công ty, trong đó chủ yếu là phân phối điện thoại. Nhưng phân phôi điện thoại có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất! Trước sự xuất hiện ồ ạt của các đối thủ cạnh tranh mới như Viettel, PV Telecom (thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam), Thành công mobile, FPT Distribution đang có nguy cơ mất dần vị trí số một của mình.
Mức doanh số chiếm tỷ trọng lớn thứ hai của FPT chính là dịch vụ tích hợp hệ thống, một dịch vụ truyền thống của FPT chiếm 13,7% tổng doanh thu nhưng cũng chỉ đem lại tỷ suất lợi nhuận ở mức thấp 8,55%.
Ngược lại 2 ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của FPT hiện tại là Xuất khẩu phần mềm và Viễn thông. Trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ internet, thì 3 đại gia là FPT telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần trong nước. Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp tới là FPT.
Về lĩnh vực phần mềm thì FSOFT đang dẫn đầu cả nước về gia công và xuất khẩu. Với lợi thế là người tiên phong trong lĩnh vực này thế nên hiện tại FPT Software chưa có một đối thủ cạnh tranh nào. Đây vẫn là hướng phát triển quan trọng bậc nhất của FPT hiện nay.
Tuy có nhiều thành công nhưng FPT cũng gặp không ít thất bại. Thật bại được nhiều người biết tới nhất của FPT chính là MU. MU thất bài trước Võ Lâm Truyền Kỳ của Vinagame. Do cách chơi chưa hợp lý và đòi hỏi cấu hình máy cao hơn VLTK.
Văn hoá Công ty – Văn hoá STCo
Từ ngày mới thành lập, người FPT đã tự sáng tạo ra một loại văn hoá công ty rất đặc sắc, văn hoá Sờ ti cô (STCo). STCo ban đầu có nghĩa là SángTạo Company nhưng sau này được coi như một trào lưu, văn hoá, nét tính cách chung của mọi nhân viên trong tập đoàn.
Loại hình văn hoá công ty này đã phát triển nở rộ và có nhiều tác phẩm đã đi vào lịch sử của FPT như bài Đoàn FPT, Phần mềm ca, Công ty Sáng tác… Tất cả những bài hát này đều bắt nguồn từ những phút cao hứng của bản thân nhân viên công ty, chứ không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác cả. Các bài hát STCo đã giúp phá bỏ rào cản giữa nhân viên và sếp, giữa các bộ phận, các công ty thành viên. Đó cũng là một sân chơi giúp giảm stress sau giờ làm việc, là một cơ hội cho người FPT thể hiện khả năng sáng tạo của mình.
Nói chung văn hoá FPT là một vật chất vô hình kết dính tất cả các con người FPT từ mới tới cũ thành một khối vững chắc và đoàn kết.
Ý nghĩ bản thân
Bản thân em cảm thấy FPT có một điều gì đó đặc biệt, khác lạ so với các công ty khác. Người FPT tự tin, liều lĩnh theo kiểu “đếch biết gì cũng làm”. FPT có những nhân tài, thường được gọi là quái kiệt nhiều hơn. FPT được như ngày nay cũng do công lao lớn của bác Trương Gia Bình, người đã lãnh đạo FPT qua những lúc khó khăn, làm trung tâm, biết cách kêu gọi người tài và giữ chân họ. FPT luôn làm hết sức vì đất nước, đưa Việt Nam lên bản đồ cường quốc trong một thế giới mới, thế giới của công nghệ cao, thế giới không còn biên giới.
Nguồn tham khảo
- Wikipedia
- Google Finance
- Diễn đàn doanh nghiệp
1 comment:
Sao nghe thoang thoảng mùi gì ở đây nhỉ? Nhìn chữ "em" thấy nghi ngờ quá...
Post a Comment